Được chính thức thành lập từ năm 1999 và hiện đang chiếm hơn 85% nền kinh tế thế giới, G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý, Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia: Hàn Quốc, Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, …
G20 là một diễn đàn kinh tế của 20 nền kinh tế lớn trên thế giới bao gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất tính theo tính theo GDP, PPP và liên minh châu Âu (EU).
Thành lập năm 1999 và G20 đang chiếm 85% nền kinh tế thế giới.
Được chính thức thành lập từ năm 1999 và hiện đang chiếm hơn 85% nền kinh tế thế giới, G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý, Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia: Hàn Quốc, Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, México, Nga, Ả Rập Xê Út, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ.
Lịch sử hình thành:
G20 đã manh nha trước cuộc họp thượng đỉnh Cologne của G7 năm 1999, nhưng được thành lập chính thức ở hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 vào ngày 26-9-1999. Các hội nghị ra mắt diễn ra vào ngày 15-16 tháng 12-1999 ở Berlin. Năm 2008, Tây Ban Nha và Hà Lan được Pháp mời tham gia.
Vai trò của G20:
Cho đến giữa những năm 1990, G7 (và sau đó là G8) vẫn là nơi bàn thảo các vấn đề quan trọng nhất của thế giới, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua và sự tan chảy của thị trường toàn cầu khiến hệ thống toàn cầu chấn động mạnh hơn bất cứ thứ gì theo sau sự sụp đổ của Liên Xô. Hồi tháng 9-2008, những lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu đang đứng trên bờ vực thảm họa đã thúc đẩy sự thay đổi đột ngột từ G8 sang G20, một cơ chế bao gồm các nền kinh tế phát triển nhất thế giới và các nước thị trường mới nổi quan trọng nhất, vốn là thành viên của G77. Vì vậy, G20 từng được ví von là kết tinh của G7 và G77. Những kỳ họp đầu tiên của cơ chế mới G20 ở Washington vào tháng 11-2008 và ở Luân Đôn hồi tháng 4-2009 cho ra đời một thỏa thuận mở rộng hợp tác tiền tệ và tài chính, tăng ngân sách cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và đưa ra những luật mới cho các định chế tài chính.
Sự đóng góp của G20 là một trong những vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế và ổn định an ninh kinh tế toàn cầu hiện nay.