Hành vi tàn ác với động vật, bạo hành động vật, đồ vật… (animals cruelty) là một tâm lý rối loạn ứng xử (Conduct Disorder – CD) trong hai ấn bản gần đây nhất của Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ (DSM; APA, 2013, 2022) và có nhiều bằng chứng cho thấy hành vi đó có thể là một triệu chứng đặc biệt nguy hiểm.

Ở trẻ em bạo hành động vật hoặc có hành động tàn ác với động là do một số nguyên nhân từ việc người lớn bạo hành động vật mà trẻ đã nhìn thấy.
Hành động người lớn bạo hành động vật hoặc ảnh hưởng bạo hành gia đình, bào lực trong gia đình, phụ huynh cãi cọ, khua tay múa chân…

Từ những nguyên nhân đó tạo cho trẻ có tính bạo lực với động vật, dần dần dẫn tới sự hình thành tâm lý tiêu cự ở trẻ em.
Từ những nguyên nhân trên dân tới hệ lụy về cảm xúc và tâm lý khi trẻ em trưởng thành. Những đứa trẻ lớn lên có xu hướng bạo lực, thiếu kiên nhẫn, không thể giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói hoặc lý lẽ, mà sẽ dùng bạo lực để đạt được mục đích, thiếu tình yêu thương, thiếu tinh tế trong tính cách và hành động…

Từ những hành vi của người lớn sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới tâm lý trẻ nhỏ và sự phát triển tâm lý của trẻ em, là những cảnh báo đỏ đối với tâm lý trẻ nhỏ, rất nguy hiểm, sự hình thành tâm lý đó có thể dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật,… Trong bảng kiểm hành vi của trẻ em (CBCL, Achenbach, 1991) thì “tàn ác với động vật” là một dấu hiệu được khảo sát để đánh giá sàng lọc các vấn đề về hành vi. Những nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực này tập trung vào bộ ba hành vi có thể dự đoán bạo lực gồm đái dầm, phóng hoả và đối xử tàn ác với động vật (MacDonal Triad, 1963). Nhiều tội phạm liên quan đến bạo lực từng có hành vi đối xử tàn ác với động vật trong quá khứ. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào có hành vi tàn ác với động vật đều được chẩn đoán là rối loạn ứng xử và ngược lại. Và cũng không phải đứa trẻ nào đối xử tàn ác với động vật đề trở thành tội phạm khi lớn lên và ngược lại..

Thông thường trẻ em thực hiện hành vi ngược đãi động vật khi bản thân chúng đã chứng kiến hoặc đã trải qua bạo hành. Nhiều số liệu cho thấy 30% những đứa trẻ đã từng chứng kiến bạo lực gia đình lặp lại những hành vi đó đối với thú nuôi của chúng. Trên thực tế, mối liên hệ giữa bạo hành động vật và bạo lực giữa các cá nhân là một vấn đề nổi tiếng tới mức rất nhiều cộng đồng tại Hoa Kỳ đã và đang đào tạo không chỉ các trung tâm kiểm soát động vật, mà còn cả những cách nhận biết các dấu hiệu ngược đãi động vật bởi chúng có thể chỉ ra được những hành vi bạo lực khác.

Sự tò mò và muốn khám phá:
(Chẳng hạn một đứa trẻ nghịch một con vật đang bị thương hoặc bị giết. Điều này thường xảy ra ở những trẻ quá nhỏ chưa có nhận thức hoặc những đứa trẻ chậm phát triển).

Áp lực từ những đứa trẻ cùng lứa tuổi: Từ những trò chơi của những đứa trẻ khác, liên quan tới hành hạ súc vật…

Tâm trạng dể thay đổi, hoặc bị ảnh hưởng bởi nhàm chán, buồn bã….

Mắc chứng sợ hãi hoặc ghét một loại động vật nào đó, do đã bị động vật đó tấn công. Từ đó mang tâm lý sợ hãi, trả thù…

Do căng thẳng hoặc ảnh hưởng rối loạn cảm xúc, ám thị: Những nguyên nhân do ám thị, tự kỷ ám thị Autosuggestion , hội chứng rối loạn tâm thần nhẹ hoàn toàn vô hại.

Thỏa mãn tình dục (Thú tính, có những suy nghĩ và khuynh hướng tình dục liên quan tới động vật).

Tâm lý không thỏa mãn ước muốn, không hài lòng, không vui…. Cũng dẫn đến hành động không tích cực.

Bị ép buộc: Bị ép buộc bạo hành động, hoặc bạo hành người khác được thực hiện bởi người lớn, hành động nguy hiểm.

Tâm lý muốn thể hiện: Tâm lý muốn thể hiện, muốn chứng tỏ, muốn khẳng định sức mạnh, muốn tỏ rõ cái tôi của bản thân…, tâm lý này thường xuất hiện ở trẻ em từ 10 tuổi đến 18 tuổi.

Trẻ là nạn nhân của sự bắt nạt: (Những đứa trẻ là nạn nhân của bắt nạt có thể sẽ cố gắng giải tỏa sự ức chế/ám ảnh bằng cách hành hạ các động vật nhỏ yếu ớt). Trút giận…

Ý thích: Thích chơi đùa trên nỗi đau/sự chấn thương (Thực hiện liên tục hành vi ngược đãi động vật).

Mô phỏng/Bắt chước lại: Mô phỏng bắt trước lại những hành vi của người khác (Những hành vi bạo hành của cha mẹ hoặc những người lớn khác mà chúng quan sát được lên động vật và những hành vi liên quan tới bạo hành động vật).

Tự hủy hoại bản thân (Sử dụng động vật như một công cụ để tự khiến bản thân chấn thương, chẳng hạn như cố tình trêu chọc chó mèo để chúng khó chịu và phản kháng gây ra những thương tích trên thân thể: vết cào, vết cắn…), đây có thể là một hành vi dẫn tới tâm lý tiêu cực, hoặc chống đối xã hội, tự chống đối bản thân…

Là phương tiện thể hiện bản thân với người khác: Phương tiện là dùng động vật hoặc đồ vật… để làm tổn thương cảm xúc người khác (Làm đau thú nuôi của người mình ghét để khủng bố tâm lý của họ).

Luyện tập cho những hành vi tội ác (Việc trẻ em thực hiện hành vi bạo lực đối với động vật cũng hoàn toàn có thể là “bước đệm” hay “sự chuẩn bị” trước khi chúng thực hiện những hành vi đó lên mọi người trong tương lai).

Trên đây là một số nguyên nhân để chúng ta tham khảo, trẻ em như tờ giấy trắng, chúng ta nên cho chúng tình yêu, sự yêu thương, sự tinh tế, dạy cho chúng những điều tốt đẹp bằng tình yêu thương… Đừng để cho những hành động chúng ta ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ, dù là vô tình hay cố ý. Trẻ em là để yêu thương và bảo vệ.