Thực tiễn hoạt động buôn bán giữa các nước trên thế giới hiện nay đã cho thấy xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu và vai trò của thương mại quốc tế ngày càng quan trọng đối với sự tăng trưởng trong nền kinh tế của những nước tham gia.

Thương mại quốc tế đã trở thành một lĩnh vực quan trọng tạo điều kiện cho các nước tham gia vào sự phân công lao động cũng như mở rông thị trường trên thế giới và phát triển kinh tế nội địa của những nước tham gia vào thương mại quốc tế.

Thương mại quốc tế ngày nay không chỉ mang lại không mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà nó thể hiện được yếu tố các quốc gia phân bố lao động, công việc, công nghệ… trên quốc tế.
Thương mại quốc tế được coi là một tiền đề một nhân tố phát triển kinh tế nội địa của các nước tham gia và tối ưu hóa sản phẩm cạnh tranh trên quốc tế và phát triển công nghệ của những công ty tham gia thương mại quốc tế mang tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao.

Định nghĩa:
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, công việc, lao động… giữa các nước thông qua buôn bán, hợp tác, chuyển giao công nghệ… nhằm giảm chi phí đầu tư kinh doanh và tăng lợi nhuận kinh doanh.

Các lợi ích:

Thương mại quốc tế được coi là một quá trình kinh tế và được coi là một ngành kinh tế. Với một ngành của quá trình phát triển kinh tế được hiểu là một quá trình kinh tế thương mại được thực hiện từ vĩ mô tới vi mô tới các khâu điều tra thị trường và phát triển thị trường thương mại quốc tế, phân phối lưu thông hàng hóa, tiêu dùng, văn hóa đặc trưng của vùng địa lý… được diễn ra với quy mô lớn và tốc độ nhanh hơn. Ngành kinh tế thương mại quốc tế là một lĩnh vực chuyên môn hóa cao, có tổ chức, có phân công, hợp tác chuyển giao công nghệ, lao động, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất hàng hóa…

Thương mại quốc tế có ý nghĩa lợi ích đối với các nước tham gia vì các quốc gia tham gia được phân phối và phát triển thị trường rộng bán hàng và sản xuất với số lượng lớn hơn, phát triển nhiều mặt hàng phong phú hơn chất lượng hơn với sự so sánh sản phẩm của người tiêu dùng với sự cạnh tranh tăng cao trên thị trương quốc tế.

Thương mại quốc tế thúc đấy các nước tham gia nỗ lực phát triển hàng hóa và công nghệ nhằm tăng tỷ lệ canh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm để tồn tại trên thị trường quốc tế, nó có tác động trực tiếp tới nhà sản xuất ở các nước tham gia vào thị trường thương mại quốc tế, từ đó các doanh nghiệp phát huy được thế mạnh những tiềm năng của thị trường và tiềm năng của đất nước mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Các doanh nghiệp tham gia được giao lưu trao đổi nhân công, khoa học kỹ thuật thông qua hợp tác lao động và chuyển giao công nghệ làm tăng quá trình phát triển công nghệ và trình độ lao động của nhân công… Bên cạnh đó thương mại quốc tế thúc đẩy quá trình liên kết nên kinh tế giữa các quốc gia tham gia thị trường ngày càng chặt chẽ và mở rộng hơn, điều đó giúp ổn định tình hình nền kinh tế – chính trị của những quốc gia tham gia thương mại quốc tế.

Thương mại quốc tế làm tăng mức sống của người dân, tạo ra nhiều việc làm và làm tăng hiệu suất trong nền kinh tế, góp phần làm ổn định an ninh kinh tế, ngoài ra thương mại quốc tế góp phần làm tăng những nguồn vốn đầu tư, mở rộng các mối quan hệ quốc tế.